Việc lựa chọn van bướm để mua và sử dụng cho những người không chuyên là việc không hề đơn giản. Vì thế ngay tại đây chúng tôi sẽ hướng dẫn lựa chọn van bướm, từ đó giúp các bạn tiết kiệm được những khoản chi phí không nhỏ cho các công trình và dự án của mình. Nhằm điều tiết dòng lưu chất tốt trong hệ thống.
Lựa chọn van bướm theo thương hiệu – xuất xứ
Trên thị trường Việt nam xuất hiện rất nhiều loại van bướm khác nhau có xuất xứ vô cùng đa dạng và phong phú. Và với mỗi xuất xứ người ta lại gắn nó vào tên van. Dựa vào bảng dưới đây bạn có thể lựa chọn.
Nhãn hiệu | Xuất xứ |
Van bướm Samwoo | Hàn Quốc |
Van bướm Tomoe | Nhật Bản |
Van bướm Toyo | Nhật Bản |
Van bướm Wonil | Hàn Quốc |
Van bướm Emico | Đài Loan |
Van bướm AUT | Malaysia |
Van bướm ARV | Malaysia |
Van bướm Kitz | Nhật Bản |
Van bướm AVK | Đan Mạch |
Loại khác | Trung Quốc, Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức, Mỹ, Ý |
Lựa chọn van bướm theo kiểu kết nối
- Dạng kẹp ( Wafer)
Van cánh bướm tay gạt có kiểu kết nối phổ biến nhất trên thị trường hiện nay, loại này chỉ có 2 vị trí xỏ bu lông để cố định van, van sẽ được kẹt chặt kín lưu chất bởi 2 mặt bích của ống ở 2 bên. Loại này giá thành rẻ nhất trong các loại van cánh bướm tay gạt, do thiết kế tinh giảm, vì thế nó được người dùng ưu tiên sử dụng, khi quyết định dùng loại van cánh bướm tay gạt, đồng thời hầu hết các nhà sản xuất đều cung cấp sản phẩm này của mình.
- Dạng tai bích rút gọn
Định vị van bướm trên hệ thống chính xác hơn rất nhiều và áp lực của van cũng là tương đối lớn. Tuy nhiên khác với dòng van bướm kẹp thì dạng tai bích và tai bích rút gọn lại yêu cầu mặt bích phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế. Chẳng hạn van bướm tai bích có tiêu chuẩn BS thì cần phải lắp với mặt bích BS, tương tự cho các tiêu chuẩn JIS, ANSI, DIN…
- Dạng tai bích (Lug)
Đây là một trong những loại van bướm có độ chính xác cao khi lắp đặt trên hệ thống, bởi trên thân van bướm có cố định bằng 2 mặt bích. Và 2 mặt bích của van bướm sẽ liên kết với 2 mặt bích trên đường ống, vì thế độ chính xác khi định vị van bướm này là cao nhất và khả năng chịu lực tác động cũng thuộc vào dạng cao nhất hiện nay.
Lựa chọn van bướm theo tiêu chuẩn
- Tiêu chuẩn mặt bích JIS 10K của Nhật Bản:
- Số lượng bu lông – 8 cái, đường kính lỗ bu lông là 19mm.
- Đường kính đường tròn đường tâm Bu lông sẽ là 175mm.
- Tiêu chuẩn ASME Class 150 của Mỹ:
- Cùng số lượng bu lông – 8 cái, đường kính lỗ bu lông là 19mm.
- Nhưng đường kính đường tròn đường tâm Bu lông sẽ là 229mm.
Lựa chọn theo phương pháp vận hành
- Kiểu tay gạt
Đặc trưng của loại van này chính là điều khiển bằng tay gạt. Chỉ cần gạt van sang trái hoặc sang phải để đóng/mở đường ống rất đơn giản và dễ sử dụng. Thường được sử dụng cho những đường ống với kích thước từ DN50 – DN300.
- Kiểu tay quay
Van bướm tay quay còn có tên gọi khác là van bướm vô lăng là thiết bị đóng/mở điều chỉnh lưu lượng dòng chảy của lưu chất như: Nước, hơi, khí, xăng, dầu, hóa chất…đi từ đường ống đi qua van. Van bướm tay quay hoạt động được nhờ sự tác động lực của con người lên tay quay (vô lăng) để van có thể đóng hoặc mở.
- Vận hành bằng điện
Van bướm điều khiển bằng điện có kích cỡ đa dạng từ DN50 – DN1000 phù hợp với nhiều đường ống khác nhau. Van bướm điện có thể hoạt động tốt trong nhiều môi trường lưu chất khác nhau như: Nước, xi măng, bột, hoá chất… Van đóng mở từ từ nên không sảy ra hiện tượng sock áp hay va đập thuỷ kính.
- Vận hành bằng khi nén
Van bướm điều khiển khí nén là một thiết bị sử dụng hệ thống khí nén để điều khiển việc đóng/ mở thông qua một bộ truyền động. Đặc điểm nổi là đóng hay mở rất nhanh và được thực hiện tự động.
Lựa chọn van bướm theo vật liệu
- Van bướm gang: thân bằng gang đúc, cánh và trục làm bằng gang hoặc inox tùy theo điều kiện áp lực. Sử dụng trong các hệ thống nước, nước thải, nước sinh hoạt,...
- Van bướm Inox: Thường được làm bằng chất liệu inox SS304, SS316, SS316L, SS201 có độ bền cao…Được sử dụng trong môi trường làm việc như: nước sạch, nước thải, hơi nóng, hóa chất loãng,…
- Van bướm vi sinh: Thường được làm từ các chất liệu Inox 304 hoặc 316L không gỉ và đã được đánh bóng thường được dùng nhiều trong các hệ thống y tế, thực phẩm, nước giải khát, hoá chất,..
- Van bướm nhựa: Thân và đĩa van được làm bằng PVC, UPVC, CPVC, PVDF không bị ăn mòn, không bị gỉ sét và khả năng chịu hóa chất tương đối tốt. Sử dụng cho hệ thống bể bơi, hồ nước, môi trường có hóa chất loãng,….
- Van bướm thép: loại vật liệu này là chịu lực tốt hơn, dẻo dai, chịu nhiệt độ tốt. Thường được sử dụng cho các môi trường có nhiệt độ cao từ hơn 180 độ, sử dụng cho áp lực lớn,…
Xác định kích thước van cánh bướm
Kích thước van bướm hay kích cỡ đường ống danh nghĩa van bướm thể hiện kích cỡ kết nối van bướm với đường ống ngoài hệ thống.
Van bướm đa dạng về kích cỡ từ DN40 ~ DN300 lắp đặt phù hợp với nhiều hệ thống đường ống, thiết bị lớn nhỏ, các hệ thống có kích cỡ lớn hoặc một số loại đặc biệt có kích cỡ rất lớn.
Các kích cỡ van bướm phổ biến hiện nay:
- Van bướm DN40 = 1.1/2”(inch)
- Van bướm DN50 = 2”(inch)
- Van bướm DN65 = 2.1/2”(inch)
- Van bướm DN80 = 3”(inch)
- Van bướm DN100 = 4”(inch)
- Van bướm DN125 = 5”(inch)
- Van bướm DN150 = 6”(inch)
- Van bướm DN200 = 8”(inch)
- Van bướm DN250 = 10”(inch)
- Van bướm DN300 = 12”(inch)
- Van bướm DN350 = 14”(inch)
- Van bướm DN400 = 16”(inch)